Đại lý Lothamilk Tân Định
Địa chỉ: 86 I đường Võ Thị Sáu, phường Tân Định, Q.1, TP.HCM
Điện thoại: 0908544116 hoặc (08)38205828
Email: suatuoilongthanh2013@gmail.com
FB: https://www.facebook.com/sualongthanh
Gọi giao sữa tận nơi: 0908544116 (Ms Hạnh)
Hân hạnh được phục vụ
Thứ Sáu, 18 tháng 10, 2013
Thứ Ba, 15 tháng 10, 2013
Thực đơn giảm cân từ sữa tươi
Bạn đang loay hoay với các bài tập thể dục nặng nhọc hay vật lộn với mớ rau củ quả mà mình không thích để giảm cân. Hãy chọn thực đơn giảm cân đơn giản từ sữa tươi, thức uống bổ dưỡng này không chỉ đem lại cho bạn vòng eo thon gọn mà còn giúp xương chắc khỏe.
Cách thức giảm cân của sữa tươi
Thực đơn giảm cân từ sữa tươi được coi là người bạn lý tưởng của phụ nữ trong việc làm đẹp, nó không chỉ có lợi cho sức khoẻ mà còn giúp cải thiện làn da đen sạm, thô ráp. Ngoài ra, nếu dùng sữa tươi đúng cách, bạn còn được sở hữu thân hình thon gọn như mong muốn.
Các sản phẩm làm từ sữa tươi chứa nhiều chất dinh dưỡng giúp giảm béo như protein, canxi, selen và axit béo. Bên cạnh đó, canxi sẽ giúp xương chắc, khỏe, ít cơ bắp và thải chất béo nhanh hơn.
Protein trong sữa tươi còn thúc đẩy quá trình trao đổi chất, tiêu tốn nhiều năng lượng, và giúp bạn tránh khỏi cảm giác thèm ăn.
Một ly sữa tươi không đường, tách bơ giúp bạn có cảm giác no hơn so với nước ép trái cây.
Nếu bạn uống sữa cho bữa ăn sáng thì sau đó sẽ ăn bữa tối ít hơn bình thường khoảng 50 calo.
Phương pháp thực hiện
Bạn hãy dùng thực đơn giảm cân từ sữa tươi vào mỗi buổi sáng, sau khi thức giấc.
Sau bữa ăn chiều, bạn uống thêm 1 ly sữa chua.
Buổi tối trước khi đi ngủ bạn uống thêm 1 ly sữa tươi nữa.
Nếu bạn đang cố gắng giảm mỡ bụng, hãy chọn các sản phẩm làm từ sữa tươi không béo hoặc có hàm lượng chất béo thấp.
Dùng thực đơn giảm cân từ sữa trong bữa ăn sáng giúp bạn no lâu và có xu hướng ăn ít thức ăn hơn vào bữa trưa, nhờ đó vô tình lại giúp giảm cân.
Ngoài việc dùng thực đơn giảm cân từ sữa, bạn nên tăng cường các bài tập thể dục vào những vùng mà cơ thể tích mỡ nhiều như vai, eo, đùi để đạt được hiệu quả cao.
Cách thức giảm cân của sữa tươi
Thực đơn giảm cân từ sữa tươi được coi là người bạn lý tưởng của phụ nữ trong việc làm đẹp, nó không chỉ có lợi cho sức khoẻ mà còn giúp cải thiện làn da đen sạm, thô ráp. Ngoài ra, nếu dùng sữa tươi đúng cách, bạn còn được sở hữu thân hình thon gọn như mong muốn.
Các sản phẩm làm từ sữa tươi chứa nhiều chất dinh dưỡng giúp giảm béo như protein, canxi, selen và axit béo. Bên cạnh đó, canxi sẽ giúp xương chắc, khỏe, ít cơ bắp và thải chất béo nhanh hơn.
Protein trong sữa tươi còn thúc đẩy quá trình trao đổi chất, tiêu tốn nhiều năng lượng, và giúp bạn tránh khỏi cảm giác thèm ăn.
Một ly sữa tươi không đường, tách bơ giúp bạn có cảm giác no hơn so với nước ép trái cây.
Nếu bạn uống sữa cho bữa ăn sáng thì sau đó sẽ ăn bữa tối ít hơn bình thường khoảng 50 calo.
Phương pháp thực hiện
Bạn hãy dùng thực đơn giảm cân từ sữa tươi vào mỗi buổi sáng, sau khi thức giấc.
Sau bữa ăn chiều, bạn uống thêm 1 ly sữa chua.
Buổi tối trước khi đi ngủ bạn uống thêm 1 ly sữa tươi nữa.
Nếu bạn đang cố gắng giảm mỡ bụng, hãy chọn các sản phẩm làm từ sữa tươi không béo hoặc có hàm lượng chất béo thấp.
Dùng thực đơn giảm cân từ sữa trong bữa ăn sáng giúp bạn no lâu và có xu hướng ăn ít thức ăn hơn vào bữa trưa, nhờ đó vô tình lại giúp giảm cân.
Ngoài việc dùng thực đơn giảm cân từ sữa, bạn nên tăng cường các bài tập thể dục vào những vùng mà cơ thể tích mỡ nhiều như vai, eo, đùi để đạt được hiệu quả cao.
Sữa tươi và sữa công thức, cái nào tốt?
Nếu các mẹ tranh cãi xem sữa tươi và sữa bột cái nào tốt hơn thì tranh luận không bao giờ chấm dứt cả, vì chuyện hơn kém ở đây không có tính tuyệt đối. Sữa tươi hay sữa công thức sẽ là nên dùng hơn khi đặt vào trường hợp cụ thể: bé bao nhiêu tháng tuổi, có bị suy dinh dưỡng không, chế độ ăn dặm như thế nào…
Sách vở và BS đều khuyên là bé dưới 1T bú mẹ hoặc uống sữa công thức, nhưng sau 1T thì lại uống sữa tươi, tại sao? Cái này chả liên quan gì đên chuyện có hay không có điều kiện kinh tế hay trí thông minh cả.
- Sữa tươi có thể gây dị ứng. Sau 1T thì nguy cơ bị dị ứng giảm đi nhiều. Tất nhiên bé nào dị ứng sữa tươi thì cũng dị ứng luôn sữa công thức vì nó cũng làm từ sữa bò, bé chỉ bú mẹ hoặc uống sữa dành riêng cho trẻ dị ứng thôi.
- Protein (đạm) trong sữa bò tươi rất khó tiêu hóa đối với bé nhỏ. Khi chế biến sữa công thức người ta phải xử lí để phân giải đạm sữa bò thành các protein dễ tiêu hóa. Sau 1T hệ tiêu hóa của bé đủ mạnh để tiêu hóa được đạm này rồi.
- Sữa tươi có hàm lượng muối, kali, chlorid cao hơn, ko tốt cho thận của bé dưới 1T
- Sữa tươi thiếu 1 số chất vi lượng như vitamin E, kẽm, và đặc biệt là sắt. Bé dưới 1T dinh dưỡng chủ yếu là từ sữa chứ ăn dặm chưa bao nhiêu, nên nếu uống sữa tươi sẽ dẫn đến nguy cơ thiếu sắt. Sau 1T nguồn dinh dưỡng chính của bé là từ ăn dặm, sữa không nên uống quá 500ml/ ngày – bất kể sữa gì. Các chất vi lượng kia sẽ được cung cấp từ thực phẩm là chính chứ ko phải từ sữa nữa, nên việc bé uống sữa tươi không ảnh hưởng gì đến việc cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của bé cả.
- Bù lại, sữa tươi có hàm lượng đạm, canxi, photpho và vitamin A cao hơn, rất cần thiết cho sự phát triển của xương và răng và kiểm soát vận động cơ ở giai đoạn sau 1T. Chính sữa công thức dành cho bé sau 1T cũng được tăng thêm hàm lượng canxi và photpho tới mức tương đương sữa tươi, vì như thế mới đáp ứng nhu cầu của bé.
- Chế độ ăn uống của bé phải làm sao để dần dần bé thích nghi với bữa ăn như người lớn: ăn cơm và uống sữa tươi (các mẹ ở đây đều uống sữa tươi đúng khộng, hay có ai vẫn uống sữa công thức cho đủ chất?). Bé uống nhiều sữa quá (cả sữa tươi lẫn sữa công thức), nhất là các loại sữa công thức có quá nhiều chất còn dẫn tới kém ăn, chán ăn do cơ thể tự cảm thấy đã đủ chất rồi.
Vì thế một khi hệ tiêu hóa của bé sẵn sàng để tiêu hóa sữa bò, và bé có 1 chế độ ăn dặm tốt (đủ chất, đủ lượng) thì việc cho bé chuyển sang uống sữa tươi là nên làm, và cũng chỉ nên uống tối đa 500ml/ ngày thôi. Còn những trường hợp các bé lười ăn dặm hoặc bé đang bệnh thì vẫn nên cho bé uống xen kẽ sữa công thức cùng sữa tươi. Nhưng đó chỉ là trong giai đoạn tạm thời thôi.
Nói thêm một chút về chuyện sữa công thức có tới mấy chục loại chất nọ chất kia còn sữa tươi tìm mỏi mắt cũng chỉ thấy có vài dòng về hàm lượng protein, chất béo, và dăm ba vitamin:
- Nói trước là mình không thành kiến gì với sữa công thức cả, vì trừ các mẹ cho con bú hoàn toàn ra thì ai mà chẳng từng dùng sữa công thức cho con, ít nhất là đến khi bé được 1T.
- Trong thời buổi cạnh tranh giá cả đắt đỏ thế này, các mẹ có bỏ tiền ra mua hộp sữa cho con cũng phải cân nhắc. Thế nhưng các loại sữa bột thì đâu có gì khác nhau về những thành phần thiết yếu (cái đó thì có công thức nghiên cứu cả rồi), vậy nên muốn bán được hàng thì các hãng sữa phaỉ quảng cáo cho sữa của mình có thêm chất này chất kia mà sữa hãng khác không có, và rằng cái chất thêm vào đó quan trọng thế nào, cần thiết thế nào… Ngày trước thì các hãng đua nhau thêm vi chất, đến khi sữa nào cũng đủ vi chất này nọ rồi thì bắt đầu sang thời kì bổ sung probiotic, prebiotic. Cách đây chừng 5 năm mình đã rất buồn cười khi thấy cả mì gói cũng được quảng cáo là có DHA, thì đến giờ đâu đâu cũng thấy người ta cho prebiotic vào chứ chả riêng gì sữa.
- Vấn đề là các chất thêm vào đó có quan trọng không? Có! Có thiết yếu không? Không hề! Có hiếm có tới mức bắt buộc phải uống sữa công thức để có được chất đó không? Không hề! Nhấn mạnh là các bé sau 1T có chế độ ăn cân bằng dinh dưỡng đều nhận được đầy đủ các chất có trong sữa công thức.
Tóm lại thì cho con uống gì hoàn toàn là lựa chọn cá nhân của mỗi gia đình. Chỉ có điều mình thấy một số mẹ có vẻ choáng ngợp trước thành phần và viễn ảnh về công dụng của sữa công thức tới mức coi sữa tươi chỉ hơn nước lã chút xíu thế thì không đúng lắm. Với mình thì bây giờ khi con 18th, mình quan tâm nhiều hơn tới bữa ăn của con, sao cho con ăn đủ chất, ăn ngon miệng, ăn vui vẻ, ăn tự giác, hơn là con uống sữa gì, uống được bao nhiêu ml.
(Theo webtretho)
Sách vở và BS đều khuyên là bé dưới 1T bú mẹ hoặc uống sữa công thức, nhưng sau 1T thì lại uống sữa tươi, tại sao? Cái này chả liên quan gì đên chuyện có hay không có điều kiện kinh tế hay trí thông minh cả.
- Sữa tươi có thể gây dị ứng. Sau 1T thì nguy cơ bị dị ứng giảm đi nhiều. Tất nhiên bé nào dị ứng sữa tươi thì cũng dị ứng luôn sữa công thức vì nó cũng làm từ sữa bò, bé chỉ bú mẹ hoặc uống sữa dành riêng cho trẻ dị ứng thôi.
- Protein (đạm) trong sữa bò tươi rất khó tiêu hóa đối với bé nhỏ. Khi chế biến sữa công thức người ta phải xử lí để phân giải đạm sữa bò thành các protein dễ tiêu hóa. Sau 1T hệ tiêu hóa của bé đủ mạnh để tiêu hóa được đạm này rồi.
- Sữa tươi có hàm lượng muối, kali, chlorid cao hơn, ko tốt cho thận của bé dưới 1T
- Sữa tươi thiếu 1 số chất vi lượng như vitamin E, kẽm, và đặc biệt là sắt. Bé dưới 1T dinh dưỡng chủ yếu là từ sữa chứ ăn dặm chưa bao nhiêu, nên nếu uống sữa tươi sẽ dẫn đến nguy cơ thiếu sắt. Sau 1T nguồn dinh dưỡng chính của bé là từ ăn dặm, sữa không nên uống quá 500ml/ ngày – bất kể sữa gì. Các chất vi lượng kia sẽ được cung cấp từ thực phẩm là chính chứ ko phải từ sữa nữa, nên việc bé uống sữa tươi không ảnh hưởng gì đến việc cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của bé cả.
- Bù lại, sữa tươi có hàm lượng đạm, canxi, photpho và vitamin A cao hơn, rất cần thiết cho sự phát triển của xương và răng và kiểm soát vận động cơ ở giai đoạn sau 1T. Chính sữa công thức dành cho bé sau 1T cũng được tăng thêm hàm lượng canxi và photpho tới mức tương đương sữa tươi, vì như thế mới đáp ứng nhu cầu của bé.
- Chế độ ăn uống của bé phải làm sao để dần dần bé thích nghi với bữa ăn như người lớn: ăn cơm và uống sữa tươi (các mẹ ở đây đều uống sữa tươi đúng khộng, hay có ai vẫn uống sữa công thức cho đủ chất?). Bé uống nhiều sữa quá (cả sữa tươi lẫn sữa công thức), nhất là các loại sữa công thức có quá nhiều chất còn dẫn tới kém ăn, chán ăn do cơ thể tự cảm thấy đã đủ chất rồi.
Vì thế một khi hệ tiêu hóa của bé sẵn sàng để tiêu hóa sữa bò, và bé có 1 chế độ ăn dặm tốt (đủ chất, đủ lượng) thì việc cho bé chuyển sang uống sữa tươi là nên làm, và cũng chỉ nên uống tối đa 500ml/ ngày thôi. Còn những trường hợp các bé lười ăn dặm hoặc bé đang bệnh thì vẫn nên cho bé uống xen kẽ sữa công thức cùng sữa tươi. Nhưng đó chỉ là trong giai đoạn tạm thời thôi.
Nói thêm một chút về chuyện sữa công thức có tới mấy chục loại chất nọ chất kia còn sữa tươi tìm mỏi mắt cũng chỉ thấy có vài dòng về hàm lượng protein, chất béo, và dăm ba vitamin:
- Nói trước là mình không thành kiến gì với sữa công thức cả, vì trừ các mẹ cho con bú hoàn toàn ra thì ai mà chẳng từng dùng sữa công thức cho con, ít nhất là đến khi bé được 1T.
- Trong thời buổi cạnh tranh giá cả đắt đỏ thế này, các mẹ có bỏ tiền ra mua hộp sữa cho con cũng phải cân nhắc. Thế nhưng các loại sữa bột thì đâu có gì khác nhau về những thành phần thiết yếu (cái đó thì có công thức nghiên cứu cả rồi), vậy nên muốn bán được hàng thì các hãng sữa phaỉ quảng cáo cho sữa của mình có thêm chất này chất kia mà sữa hãng khác không có, và rằng cái chất thêm vào đó quan trọng thế nào, cần thiết thế nào… Ngày trước thì các hãng đua nhau thêm vi chất, đến khi sữa nào cũng đủ vi chất này nọ rồi thì bắt đầu sang thời kì bổ sung probiotic, prebiotic. Cách đây chừng 5 năm mình đã rất buồn cười khi thấy cả mì gói cũng được quảng cáo là có DHA, thì đến giờ đâu đâu cũng thấy người ta cho prebiotic vào chứ chả riêng gì sữa.
- Vấn đề là các chất thêm vào đó có quan trọng không? Có! Có thiết yếu không? Không hề! Có hiếm có tới mức bắt buộc phải uống sữa công thức để có được chất đó không? Không hề! Nhấn mạnh là các bé sau 1T có chế độ ăn cân bằng dinh dưỡng đều nhận được đầy đủ các chất có trong sữa công thức.
Tóm lại thì cho con uống gì hoàn toàn là lựa chọn cá nhân của mỗi gia đình. Chỉ có điều mình thấy một số mẹ có vẻ choáng ngợp trước thành phần và viễn ảnh về công dụng của sữa công thức tới mức coi sữa tươi chỉ hơn nước lã chút xíu thế thì không đúng lắm. Với mình thì bây giờ khi con 18th, mình quan tâm nhiều hơn tới bữa ăn của con, sao cho con ăn đủ chất, ăn ngon miệng, ăn vui vẻ, ăn tự giác, hơn là con uống sữa gì, uống được bao nhiêu ml.
(Theo webtretho)
Tại sao các chuyên gia khuyên hãy chờ cho bé được 12 tháng tuổi mới cho dùng sữa tươi?
Các em bé không thể tiêu hóa sữa bò hoàn toàn và dễ dàng như sữa mẹ hay sữa công thức dành riêng cho bé. Sữa bò có chứa hàm lượng protein và khoáng chất cao, do đó nó làm quá tải quả thận còn non nớt của bé. Ngoài ra, sữa bò không có đủ các thành phần như sắt, vitamin C, và các chất dinh dưỡng khác cần thiết cho trẻ sơ sinh. Nó thậm chí còn gây ra thiếu máu do thiếu sắt ở một vài trẻ nhỏ, bởi vì protein trong sữa bò có thể gây kích ứng thành ruột của hệ tiêu hóa, dẫn đến phân lẫn máu. Cuối cùng, sữa bò không cung cấp các chất béo tốt nhất cho sự phát triển của bé.
Một khi con bạn đã sẵn sàng để tiêu hóa sữa bò, lúc đó sữa bò sẽ trở thành một thành phần quan trọng trong chế độ dinh dưỡng cho bé. Sữa bò rất giàu canxi giúp cho xương và răng phát triển khỏe mạnh, điều hòa quá trình đông máu và quá trình vận động của cơ. Nó cũng là một trong ít nguồn cung cấp vitamin D, giúp cho cơ thể bé hấp thụ canxi và cực kì quan trọng cho sự phát triển của xương. (Các tia cực tím là một nguồn vitamin D khác, nhưng chúng bị chặn lại bởi kem chống nắng)
Sữa bò cũng cung cấp protein cho sự phát triển của bé, cũng như giàu carbonhydrates, giúp cho bé có thêm năng lượng cần thiết để hoạt động cả ngày. Và các bằng chứng cho thấy rằng nếu con bạn có đủ canxi ngày từ ban đầu, bé sẽ ít có nguy cơ bị các chứng bệnh như cao huyết áp, đột quỵ, ung thư đường ruột và rạn xương háng sau này.
Một khi con bạn đã sẵn sàng để tiêu hóa sữa bò, lúc đó sữa bò sẽ trở thành một thành phần quan trọng trong chế độ dinh dưỡng cho bé. Sữa bò rất giàu canxi giúp cho xương và răng phát triển khỏe mạnh, điều hòa quá trình đông máu và quá trình vận động của cơ. Nó cũng là một trong ít nguồn cung cấp vitamin D, giúp cho cơ thể bé hấp thụ canxi và cực kì quan trọng cho sự phát triển của xương. (Các tia cực tím là một nguồn vitamin D khác, nhưng chúng bị chặn lại bởi kem chống nắng)
Sữa bò cũng cung cấp protein cho sự phát triển của bé, cũng như giàu carbonhydrates, giúp cho bé có thêm năng lượng cần thiết để hoạt động cả ngày. Và các bằng chứng cho thấy rằng nếu con bạn có đủ canxi ngày từ ban đầu, bé sẽ ít có nguy cơ bị các chứng bệnh như cao huyết áp, đột quỵ, ung thư đường ruột và rạn xương háng sau này.
Thứ Ba, 8 tháng 10, 2013
Tập cho bé uống sữa tươi như thế nào?
Bé thèm sữa tươi lắm rồi nhưng bạn không biết thời điểm này đã thích hợp chưa? Liệu sữa tươi có đủ chất? Liều lượng bao nhiêu là thích hợp... Hãy thử tham khảo lời khuyên từ các chuyên gia dinh dưỡng Hoa Kỳ.
Thời điểm thích hợp?
Các chuyên gia hàng đầu đều thống nhất rằng cần phải đợi cho tới khi trẻ được ít nhất 1 tuổi mới đưa sữa bò tươi vào chế độ ăn của trẻ, như một thực phẩm thay thế cho sữa mẹ hoặc sữa công thức.
Tuy nhiên, với các sản phẩm làm từ sữa như sữa chua và phô mai, cũng như sữa trứng thì trẻ từ 7 - 8 tháng tuổi trở lên đã có thể ăn, trừ khi bé nhà bạn dị ứng với nhóm thực phẩm này.
Tại sao?
Mặc dù bé có thể thèm sữa tươi trước khi chúng được 1 năm tuổi nhưng đây là lúc bạn cần phải rất kiên định bởi vì nguồn dinh dưỡng từ sữa công thức lúc này vẫn rất quan trọng cho sự phát triển của trẻ. Dưới đây là những lý do thực tế, rất khoa học mà bạn nên nghe theo:
- Đầu tiên, sữa bò tươi không giàu các vi chất dinh dưỡng như sữa mẹ hay sữa công thức vì thế nếu cho bé chuyển sang dùng sữa tươi sớm, cơ thể bé sẽ nhanh chóng bị thiếu hụt những vitamin cần thiết, giúp phát triển thể chất như sắt.
- Thứ 2, trong giai đoạn tiến tới 12 tháng tuổi, bộ máy tiêu hóa của bé vẫn chưa đủ “lực” để chuyển hóa các loại protein phức hợp có trong sữa bò tươi. Khi đó, chúng không chỉ gây “quá tải” cho dạ dày trẻ mà nghiên cứu còn cho thấy chúng là tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường (đặc biệt là trong những gia đình có tiền sử mắc bệnh này) đồng thời trẻ cũng dễ mắc các bệnh dị ứng như eczema và hen.
Như thế nào?
Khi con bạn được khoảng 7 – 8 tháng tuổi, bạn có thể bắt đầu cho bé tập ăn phô mai, sữa chua… để bổ sung thêm canxi. Tuy nhiên, bạn chỉ nên cho ăn từng chút một để xem cơ thể bé có “thích” các loại thức ăn mới này không.
Khi bạn đưa sữa tươi vào chế độ dinh dưỡng của bé, bạn có thể thấy rằng bé tỏ ra hứng thú với sữa mẹ hay sữa công thức hơn nhưng rất nhiều bậc cha mẹ nhận xét rằng, cho bé làm quen với sữa tươi là việc dễ nhất trên đời. Bạn nên cho bé thử uống 1 tách nhỏ sữa tươi sau bữa ăn tối và tiếp tục cho bé bú bình hoặc bú mẹ sau đó, dần dần giảm lượng sữa công thức cho đến khi bạn có thể cho bé uống sữa tươi hoàn toàn. Rất nhiều người phát hiện ra rằng đây cũng là thời điểm thích hợp để giúp bé chuyển đổi từ bú bình sang uống ly.
Ngoài ra, bạn cũng có thể pha trộn sữa tươi với sữa công thức với liều lượng tùy ý, miễn sao phù hợp với khẩu vị của bé. Có thể cho bé nếm vài muỗng sữa mẹ hay sữa công thức rồi cho 1 muỗng sữa tươi, dần dần tăng lượng sữa tươi lên cho đến khi bé có thể uống được 1 ly sữa tươi nguyên chất. Nếu bé không “hâm mộ” sữa tươi lắm thì bạn có thể cho bé uống sữa lúa mạch.
Sau khi đã chuyển sang chế độ dinh dưỡng với sữa tươi, bé cần uống ít nhất 350ml sữa tươi nguyên chất mỗi ngày. Ngoài ra, bạn có thể bổ sung canxi cho bết từ các các thực như phô mai, sữa chua. Đây cũng là những thực phẩm rất giàu các vi chất cơ bản như vitamin A, D và nhóm vitamin B. Nếu bé không uống sữa, bạn cần bổ sung cho bé ít nhất 2 khẩu phần thực phẩm giàu canxi mỗi ngày để cơ thể bé phát triển tốt nhất.
Điều quan trọng nữa là bé nên uống sữa nguyên kem thay vì sữa gạn bớt kem hay sữa gầy cho đến khi bé được ít nhất là 2 năm tuổi. Bởi ở độ tuổi này, bé rất cần chất béo và năng lượng được cung cấp từ sữa bạn nhằm phát triển thể chất và tinh thần tối ưu nhất. Sau 2 tuổi, bạn có thể cho bé uống sữa gầy nhưng tối ưu vẫn là tiếp tục dùng sữa tươi nguyên kem cho đến khi bé được ít nhất 5 tuổi.
Thu Trang
Thời điểm thích hợp?
Các chuyên gia hàng đầu đều thống nhất rằng cần phải đợi cho tới khi trẻ được ít nhất 1 tuổi mới đưa sữa bò tươi vào chế độ ăn của trẻ, như một thực phẩm thay thế cho sữa mẹ hoặc sữa công thức.
Tuy nhiên, với các sản phẩm làm từ sữa như sữa chua và phô mai, cũng như sữa trứng thì trẻ từ 7 - 8 tháng tuổi trở lên đã có thể ăn, trừ khi bé nhà bạn dị ứng với nhóm thực phẩm này.
Tại sao?
Mặc dù bé có thể thèm sữa tươi trước khi chúng được 1 năm tuổi nhưng đây là lúc bạn cần phải rất kiên định bởi vì nguồn dinh dưỡng từ sữa công thức lúc này vẫn rất quan trọng cho sự phát triển của trẻ. Dưới đây là những lý do thực tế, rất khoa học mà bạn nên nghe theo:
- Đầu tiên, sữa bò tươi không giàu các vi chất dinh dưỡng như sữa mẹ hay sữa công thức vì thế nếu cho bé chuyển sang dùng sữa tươi sớm, cơ thể bé sẽ nhanh chóng bị thiếu hụt những vitamin cần thiết, giúp phát triển thể chất như sắt.
- Thứ 2, trong giai đoạn tiến tới 12 tháng tuổi, bộ máy tiêu hóa của bé vẫn chưa đủ “lực” để chuyển hóa các loại protein phức hợp có trong sữa bò tươi. Khi đó, chúng không chỉ gây “quá tải” cho dạ dày trẻ mà nghiên cứu còn cho thấy chúng là tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường (đặc biệt là trong những gia đình có tiền sử mắc bệnh này) đồng thời trẻ cũng dễ mắc các bệnh dị ứng như eczema và hen.
Như thế nào?
Khi con bạn được khoảng 7 – 8 tháng tuổi, bạn có thể bắt đầu cho bé tập ăn phô mai, sữa chua… để bổ sung thêm canxi. Tuy nhiên, bạn chỉ nên cho ăn từng chút một để xem cơ thể bé có “thích” các loại thức ăn mới này không.
Khi bạn đưa sữa tươi vào chế độ dinh dưỡng của bé, bạn có thể thấy rằng bé tỏ ra hứng thú với sữa mẹ hay sữa công thức hơn nhưng rất nhiều bậc cha mẹ nhận xét rằng, cho bé làm quen với sữa tươi là việc dễ nhất trên đời. Bạn nên cho bé thử uống 1 tách nhỏ sữa tươi sau bữa ăn tối và tiếp tục cho bé bú bình hoặc bú mẹ sau đó, dần dần giảm lượng sữa công thức cho đến khi bạn có thể cho bé uống sữa tươi hoàn toàn. Rất nhiều người phát hiện ra rằng đây cũng là thời điểm thích hợp để giúp bé chuyển đổi từ bú bình sang uống ly.
Ngoài ra, bạn cũng có thể pha trộn sữa tươi với sữa công thức với liều lượng tùy ý, miễn sao phù hợp với khẩu vị của bé. Có thể cho bé nếm vài muỗng sữa mẹ hay sữa công thức rồi cho 1 muỗng sữa tươi, dần dần tăng lượng sữa tươi lên cho đến khi bé có thể uống được 1 ly sữa tươi nguyên chất. Nếu bé không “hâm mộ” sữa tươi lắm thì bạn có thể cho bé uống sữa lúa mạch.
Sau khi đã chuyển sang chế độ dinh dưỡng với sữa tươi, bé cần uống ít nhất 350ml sữa tươi nguyên chất mỗi ngày. Ngoài ra, bạn có thể bổ sung canxi cho bết từ các các thực như phô mai, sữa chua. Đây cũng là những thực phẩm rất giàu các vi chất cơ bản như vitamin A, D và nhóm vitamin B. Nếu bé không uống sữa, bạn cần bổ sung cho bé ít nhất 2 khẩu phần thực phẩm giàu canxi mỗi ngày để cơ thể bé phát triển tốt nhất.
Điều quan trọng nữa là bé nên uống sữa nguyên kem thay vì sữa gạn bớt kem hay sữa gầy cho đến khi bé được ít nhất là 2 năm tuổi. Bởi ở độ tuổi này, bé rất cần chất béo và năng lượng được cung cấp từ sữa bạn nhằm phát triển thể chất và tinh thần tối ưu nhất. Sau 2 tuổi, bạn có thể cho bé uống sữa gầy nhưng tối ưu vẫn là tiếp tục dùng sữa tươi nguyên kem cho đến khi bé được ít nhất 5 tuổi.
Thu Trang
Chủ Nhật, 6 tháng 10, 2013
Khi nào bé được uống sữa tươi?
Khi bé mới chào đời, sữa mẹ là nguồn thức ăn hoàn hảo, tốt nhất giúp bé phát triển tốt, thông minh và khỏe mạnh. Trường hợp mẹ thiếu hoặc mất sữa thì phải cho bé uống sữa bột công thức thay thế chứ không cho bé uống sữa tươi.
Sữa bột công thức được chế biến dựa trên những thành phần cơ bản của sữa mẹ tùy theo tháng tuổi của trẻ. Do đó các bạn sẽ thấy các sữa công thức khác nhau dành cho những độ tuổi khác nhau. Bắt đầu từ sữa bò tươi, người ta phải tìm cách bỏ ra một số chất quá dư thừa và thêm vào một số chất khác để công thức gần giống sữa mẹ, giúp trẻ có thể hấp thu và phát triển tốt nếu thiếu sữa mẹ. Sữa tươi vẫn là một nguồn dinh dưỡng rất quý đối với trẻ, tuy nhiên so với sữa mẹ, thành phần của sữa tươi quá nhiều đạm gây quá tải cho thận (mà 88% là đạm casein rất khó tiêu với trẻ nhỏ).
Trong khi đó tổng đạm trong sữa mẹ chưa tới ½ đạm trong sữa bò tươi, với 30-40% là casein, chủ yếu 60-70% là đạm hòa tan whey giúp dễ hấp thu và phát triển hệ thống miễn dịch. Sữa mẹ giàu lactose giúp phát triển não, hệ khuẩn ruột, hấp thu canxi tốt, ngay cả thành phần sữa béo cũng có nhiều khác biệt. Trong sữa tươi thành phần sắt rất thấp và khó hấp thu, do đó Tổ chức Y tế Thế giới khuyên không nên dùng cho trẻ dưới 12 tháng tuổi. Nếu trẻ thiếu sắt trong những năm đầu đời sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển trí tuệ về sau và tổn thương này có thể là vĩnh viễn không hồi phục.
Dưới 12 tháng tuổi, bộ máy tiêu hóa của trẻ vẫn chưa thể chuyển hóa được các loại protein phức tạp trong sữa bò tươi. Khi đó chúng không chỉ gây quá tải cho dạ dày và thận của bé, mà nhiều nghiên cứu còn cho thấy còn làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường (nhất là tiền sử gia đình đã có người mắc bệnh này), trẻ còn dễ mắc các bệnh dị ứng như eczema(chàm), hen…
Ngoài ra, lactoza có trong sữa tươi thúc đẩy sản sinh trực khuẩn của đại tràng, đồng thời thành phần khoáng chất làm gia tăng hoạt động của thận gấp hai lần gây ra hiện tượng trẻ mất nước, táo bón, nóng trong.
Vì vậy sữa tươi chỉ dùng được cho trẻ trên 1 tuổi, khi hệ tiêu hóa và thận của trẻ tương đối hoàn chỉnh, não đã phát triển khá, trẻ có thể nhận được các nguồn sắt, kẽm, vitamin và các chất dinh dưỡng cần thiết khác từ một chế độ ăn bổ sung đa dạng. Sử dụng sữa mẹ là tốt nhất, nếu thiếu sữa mẹ thì bổ sung sữa công thức phù hợp với lứa tuổi. Khi trẻ lớn cần cho trẻ ăn một khẩu phần ăn đa dạng, đầy đủ chất, không thiếu sữa cũng như các sản phẩm từ sữa. Còn việc phối hợp và chọn những loại thức ăn như thế nào để bé ngon miệng, nhận được đầy đủ dưỡng chất và phát triển tốt là nghệ thuất của cha mẹ.
Một câu hỏi cũng được nhiều bà mẹ quan tâm: Uống sữa tươi có cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho bé hay không? Trên 1 tuổi nếu bé được ăn đầy đủ các thức ăn khác từ các bữa cháo, cơm, súp hằng ngày, trẻ lên cân tốt không bị suy dinh dưỡng, không bị kém hấp thu do các nguyên nhân bất dung nạp sữa thì sữa tươi hoàn toàn có thể cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho bé nếu trẻ uống 500 ml mỗi ngày.
Khi bé đang ở giai đoạn mẫu giáo và tiểu học, các bé rất thích uống sữa tươi. Đây là giai đoạn cơ thể hình thành khối lượng xương và khung xương cho sự phát triển về tầm vóc cho trẻ cũng như việc phát triển bộ răng cho trẻ. Do đó sữa rất cần thiết cho trẻ giai đoạn này. Một số phụ huynh cho rằng trẻ đã lớn không cần sữa là không đúng, vì sữa luôn cần thiết cho trẻ mọi lứa tuổi, kể cả người lớn cũng cần sữa. Thành phần canxi trong một lít sữa tươi chiếm 1.200mg, trong sữa lượng có lượng protein cân đối, dễ tiêu hóa, có giá trị sinh học cao và đường lactose giúp cho sự hấp thu canxi và sự phát triển của vi khuẩn đường ruột. Đứng về mặt khoa học thì sữa bột dùng cho trẻ lớn thực chất cũng làm từ sữa tươi nên khi chúng ta pha đúng tiêu chuẩn thì thành phần protid, lipid, glucid sẽ tương đương sữa tươi.
Nhiều người cho rằng uống sữa tươi dễ bị đau bụng do “lạnh bụng”. Điều này không đúng vì uống sữa đau bụng có rất nhiều lý do. Có thể do sữa không được chế biến và bảo quản tốt (sữa tươi chế biến thủ công trực tiếp từ các trang trại bò sữa, sữa quá hạn sử dụng) hoặc do cơ thể trẻ không dung nạp đường lactose có trong sữa. Điều này xảy ra là do cơ thể trẻ thiếu men tiêu hóa sữa, do bỏ sữa lâu ngày hoặc do bản thân thiếu men. Trong trường hợp này thì uống sữa nào cũng đau bụng chứ không phải chỉ dùng sữa tươi. Những người uống sữa bị đau bụng nên tập uống sữa lại bằng cách uống ít một và uống khi no thì có thể giảm đi triệu chứng này. Nếu vẫn bị đau bụng thì có thể cơ thể chúng ta bị dị ứng với protein của sữa bò. Trường hợp này thì người tiêu dùng nên chọn các sản phẩm từ sữa thay thế như sữa đậu nành, hay sữa chua….
Sữa là nguồn thức ăn cần bổ sung hằng ngày cho trẻ, từ trên một tuổi nếu bé không thích uống sữa bột công thức có thể cho bé uống sữa tươi, trừ những trường hợp bé bị suy dinh dưỡng, bất dung nạp sữa… thì mới phải dùng các sữa công thức phù hợp theo chỉ dẫn của các bác sỹ chuyên khoa dinh dưỡng.
Ths. Bs Lê Thị Hải
Sữa bột công thức được chế biến dựa trên những thành phần cơ bản của sữa mẹ tùy theo tháng tuổi của trẻ. Do đó các bạn sẽ thấy các sữa công thức khác nhau dành cho những độ tuổi khác nhau. Bắt đầu từ sữa bò tươi, người ta phải tìm cách bỏ ra một số chất quá dư thừa và thêm vào một số chất khác để công thức gần giống sữa mẹ, giúp trẻ có thể hấp thu và phát triển tốt nếu thiếu sữa mẹ. Sữa tươi vẫn là một nguồn dinh dưỡng rất quý đối với trẻ, tuy nhiên so với sữa mẹ, thành phần của sữa tươi quá nhiều đạm gây quá tải cho thận (mà 88% là đạm casein rất khó tiêu với trẻ nhỏ).
Trong khi đó tổng đạm trong sữa mẹ chưa tới ½ đạm trong sữa bò tươi, với 30-40% là casein, chủ yếu 60-70% là đạm hòa tan whey giúp dễ hấp thu và phát triển hệ thống miễn dịch. Sữa mẹ giàu lactose giúp phát triển não, hệ khuẩn ruột, hấp thu canxi tốt, ngay cả thành phần sữa béo cũng có nhiều khác biệt. Trong sữa tươi thành phần sắt rất thấp và khó hấp thu, do đó Tổ chức Y tế Thế giới khuyên không nên dùng cho trẻ dưới 12 tháng tuổi. Nếu trẻ thiếu sắt trong những năm đầu đời sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển trí tuệ về sau và tổn thương này có thể là vĩnh viễn không hồi phục.
Dưới 12 tháng tuổi, bộ máy tiêu hóa của trẻ vẫn chưa thể chuyển hóa được các loại protein phức tạp trong sữa bò tươi. Khi đó chúng không chỉ gây quá tải cho dạ dày và thận của bé, mà nhiều nghiên cứu còn cho thấy còn làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường (nhất là tiền sử gia đình đã có người mắc bệnh này), trẻ còn dễ mắc các bệnh dị ứng như eczema(chàm), hen…
Ngoài ra, lactoza có trong sữa tươi thúc đẩy sản sinh trực khuẩn của đại tràng, đồng thời thành phần khoáng chất làm gia tăng hoạt động của thận gấp hai lần gây ra hiện tượng trẻ mất nước, táo bón, nóng trong.
Vì vậy sữa tươi chỉ dùng được cho trẻ trên 1 tuổi, khi hệ tiêu hóa và thận của trẻ tương đối hoàn chỉnh, não đã phát triển khá, trẻ có thể nhận được các nguồn sắt, kẽm, vitamin và các chất dinh dưỡng cần thiết khác từ một chế độ ăn bổ sung đa dạng. Sử dụng sữa mẹ là tốt nhất, nếu thiếu sữa mẹ thì bổ sung sữa công thức phù hợp với lứa tuổi. Khi trẻ lớn cần cho trẻ ăn một khẩu phần ăn đa dạng, đầy đủ chất, không thiếu sữa cũng như các sản phẩm từ sữa. Còn việc phối hợp và chọn những loại thức ăn như thế nào để bé ngon miệng, nhận được đầy đủ dưỡng chất và phát triển tốt là nghệ thuất của cha mẹ.
Một câu hỏi cũng được nhiều bà mẹ quan tâm: Uống sữa tươi có cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho bé hay không? Trên 1 tuổi nếu bé được ăn đầy đủ các thức ăn khác từ các bữa cháo, cơm, súp hằng ngày, trẻ lên cân tốt không bị suy dinh dưỡng, không bị kém hấp thu do các nguyên nhân bất dung nạp sữa thì sữa tươi hoàn toàn có thể cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho bé nếu trẻ uống 500 ml mỗi ngày.
Khi bé đang ở giai đoạn mẫu giáo và tiểu học, các bé rất thích uống sữa tươi. Đây là giai đoạn cơ thể hình thành khối lượng xương và khung xương cho sự phát triển về tầm vóc cho trẻ cũng như việc phát triển bộ răng cho trẻ. Do đó sữa rất cần thiết cho trẻ giai đoạn này. Một số phụ huynh cho rằng trẻ đã lớn không cần sữa là không đúng, vì sữa luôn cần thiết cho trẻ mọi lứa tuổi, kể cả người lớn cũng cần sữa. Thành phần canxi trong một lít sữa tươi chiếm 1.200mg, trong sữa lượng có lượng protein cân đối, dễ tiêu hóa, có giá trị sinh học cao và đường lactose giúp cho sự hấp thu canxi và sự phát triển của vi khuẩn đường ruột. Đứng về mặt khoa học thì sữa bột dùng cho trẻ lớn thực chất cũng làm từ sữa tươi nên khi chúng ta pha đúng tiêu chuẩn thì thành phần protid, lipid, glucid sẽ tương đương sữa tươi.
Nhiều người cho rằng uống sữa tươi dễ bị đau bụng do “lạnh bụng”. Điều này không đúng vì uống sữa đau bụng có rất nhiều lý do. Có thể do sữa không được chế biến và bảo quản tốt (sữa tươi chế biến thủ công trực tiếp từ các trang trại bò sữa, sữa quá hạn sử dụng) hoặc do cơ thể trẻ không dung nạp đường lactose có trong sữa. Điều này xảy ra là do cơ thể trẻ thiếu men tiêu hóa sữa, do bỏ sữa lâu ngày hoặc do bản thân thiếu men. Trong trường hợp này thì uống sữa nào cũng đau bụng chứ không phải chỉ dùng sữa tươi. Những người uống sữa bị đau bụng nên tập uống sữa lại bằng cách uống ít một và uống khi no thì có thể giảm đi triệu chứng này. Nếu vẫn bị đau bụng thì có thể cơ thể chúng ta bị dị ứng với protein của sữa bò. Trường hợp này thì người tiêu dùng nên chọn các sản phẩm từ sữa thay thế như sữa đậu nành, hay sữa chua….
Sữa là nguồn thức ăn cần bổ sung hằng ngày cho trẻ, từ trên một tuổi nếu bé không thích uống sữa bột công thức có thể cho bé uống sữa tươi, trừ những trường hợp bé bị suy dinh dưỡng, bất dung nạp sữa… thì mới phải dùng các sữa công thức phù hợp theo chỉ dẫn của các bác sỹ chuyên khoa dinh dưỡng.
Ths. Bs Lê Thị Hải
Sử dụng và bảo quản sữa tươi đúng cách
Sữa có giá trị dinh dưỡng cao và quen thuộc với mọi gia đình, mọi lứa tuổi nhưng không phải ai cũng biết cách sử dụng và bảo quản sữa để giữ sữa luôn đạt chất lượng tốt nhất về dinh dưỡng cũng như an toàn vệ sinh thực phẩm. Sau đây là một số bí quyết giúp bạn chọn mua, sử dụng và bảo quản sữa tươi đúng cách.
Chọn mua sữa
Khi mua các loại sữa đóng hộp, đóng gói,... bạn cần chú ý đến thời gian sản xuất hay hạn sử dụng (hãy chọn sữa có hạn sử dụng càng dài càng tốt). Ngoài ra cũng cần xem kỹ để đảm bảo hộp sữa còn nguyên vẹn, không bị méo mó, không phồng, gỉ, hoặc vết lõm, thủng lỗ. Phải chọn những cửa hàng bày bán sữa ở nơi thoáng mát, không bày trực tiếp dưới ánh nắng mặt trời.
Sử dụng và bảo quản
Tùy theo từng loại sữa mà chúng ta có cách sử dụng và bảo quản khác nhau:
Như chúng ta đã biết sữa tươi là một sản phẩm giàu dinh dưỡng. Sữa mới vắt ra ở nhiệt độ 35-37 độ C và dù có tuân thủ chặt chẽ điều kiện vệ sinh vắt sữa đến đâu thì trong sữa vẫn luôn có một lượng vi khuẩn nhất định. Các vi khuẩn này phát triển và nhân lên nhanh chóng, làm cho sữa bị chua và hỏng. Chính vì vậy, trong vòng 1 giờ sau khi vắt, sữa phải được chế biến hoặc phải được bảo quản lạnh ở nhiệt độ 1 - 5 độ C (có thể giữ sữa tươi được 1 - 2 ngày).
Trên thị trường sữa tươi hiện nay có 2 loại là sữa tươi thanh trùng và sữa tươi tiệt trùng. Sữa tươi thanh trùng thường được đóng trong chai nhựa hoặc hộp giấy, thời gian sử dụng ngắn, thường 3 - 10 ngày với điều kiện luôn luôn được bảo quản lạnh thì sữa mới không bị hỏng. Sữa tươi tiệt trùng theo phương pháp hiện đại chứa trong hộp giấy thì không cần giữ lạnh trước khi mở hộp, nhưng sau khi mở hộp thì phải bảo quản trong tủ lạnh và dùng hết trong vòng 48 giờ. Nếu sữa vắt ra chỉ được nấu sôi tiệt trùng theo phương pháp thủ công tại hộ gia đình và chứa trong chai với nút đậy sơ sài thì nên trữ lạnh và dùng hết trong vòng 24 giờ. Chú ý để đảm bảo an toàn vệ sinh, thời gian nấu sôi sữa tươi phải đủ 30 phút, chai đựng phải rửa sạch và luộc trước khi đựng sữa.
Chọn mua sữa
Khi mua các loại sữa đóng hộp, đóng gói,... bạn cần chú ý đến thời gian sản xuất hay hạn sử dụng (hãy chọn sữa có hạn sử dụng càng dài càng tốt). Ngoài ra cũng cần xem kỹ để đảm bảo hộp sữa còn nguyên vẹn, không bị méo mó, không phồng, gỉ, hoặc vết lõm, thủng lỗ. Phải chọn những cửa hàng bày bán sữa ở nơi thoáng mát, không bày trực tiếp dưới ánh nắng mặt trời.
Sử dụng và bảo quản
Tùy theo từng loại sữa mà chúng ta có cách sử dụng và bảo quản khác nhau:
Như chúng ta đã biết sữa tươi là một sản phẩm giàu dinh dưỡng. Sữa mới vắt ra ở nhiệt độ 35-37 độ C và dù có tuân thủ chặt chẽ điều kiện vệ sinh vắt sữa đến đâu thì trong sữa vẫn luôn có một lượng vi khuẩn nhất định. Các vi khuẩn này phát triển và nhân lên nhanh chóng, làm cho sữa bị chua và hỏng. Chính vì vậy, trong vòng 1 giờ sau khi vắt, sữa phải được chế biến hoặc phải được bảo quản lạnh ở nhiệt độ 1 - 5 độ C (có thể giữ sữa tươi được 1 - 2 ngày).
Trên thị trường sữa tươi hiện nay có 2 loại là sữa tươi thanh trùng và sữa tươi tiệt trùng. Sữa tươi thanh trùng thường được đóng trong chai nhựa hoặc hộp giấy, thời gian sử dụng ngắn, thường 3 - 10 ngày với điều kiện luôn luôn được bảo quản lạnh thì sữa mới không bị hỏng. Sữa tươi tiệt trùng theo phương pháp hiện đại chứa trong hộp giấy thì không cần giữ lạnh trước khi mở hộp, nhưng sau khi mở hộp thì phải bảo quản trong tủ lạnh và dùng hết trong vòng 48 giờ. Nếu sữa vắt ra chỉ được nấu sôi tiệt trùng theo phương pháp thủ công tại hộ gia đình và chứa trong chai với nút đậy sơ sài thì nên trữ lạnh và dùng hết trong vòng 24 giờ. Chú ý để đảm bảo an toàn vệ sinh, thời gian nấu sôi sữa tươi phải đủ 30 phút, chai đựng phải rửa sạch và luộc trước khi đựng sữa.
Hướng dẫn mua và sử dụng sữa tươi đúng cách
Nếu sữa tươi là một trong những thứ không thể thiếu trong tủ lạnh của gia đình bạn, hãy tham khảo bài viết dưới đây để dùng sữa đúng cách nhé!Những điều bạn nên biết khi sử dụng tủ lạnh Mua và sử dụng sữa chua đúng cách Lựa chọn hành tây - những điều bạn nên biết
- Hạn sử dụng mà bạn thấy được in trên các nhãn sữa thực chất không hẳn là hạn sử dụng mà là "hạn bán". Hầu hết các loại sữa - nếu được cất giữ tốt - có thể giữ được chất lượng của chúng sau hạn này khoảng 1 tuần.
- Sữa càng tươi thì càng tốt hơn cho bạn, chính vì thế hãy chọn sữa có hạn càng xa càng tốt.
- Bảo quản sữa trong ngăn mát tủ lạnh và ở chỗ tối nhất có thể. Hương vị của sữa có thể bị ảnh hưởng bởi ánh sáng trực tiếp.
- Bạn cần đậy thật chặt nắp lọ sữa mỗi khi dùng xong, bởi sữa rất dễ bị nhiễm khuẩn.
- Cấp đông không làm giảm chất lượng của sữa nhưng việc này sẽ ảnh hưởng đến độ sánh của sữa. Sữa sau khi cấp đông sẽ loãng hơn sữa thường.
- Sữa tách béo sẽ có hàm lượng canxi cao hơn sữa nguyên kem. Lượng canxi trong sữa không chứa ở phần bơ mà chính là phần nước. Bởi sữa tách béo không chứa bơ nên hàm lượng canxi trong một đơn vị sữa sẽ cao hơn.
- Sữa đã bắt đầu bị chua sẽ không tốt cho bạn khi uống liền, nhưng vẫn có thể được sử dụng trong các công thức làm bánh.
- Nếu một công thức làm bánh yêu cầu bạn bơ sữa (buttermilk) mà bạn chỉ có sữa tươi trong tủ lạnh, hãy thay thế kem chua bằng cách thêm 1 thìa canh nước chanh hoặc dấm trắng vào 240ml sữa tươi và để trong 10 phút.
- Nếu muốn đun nóng sữa tươi, bạn không nên đun trực tiếp trên bếp mà nên đun cách thủy. Nếu không thể đun cách thủy, bạn nên tráng qua nồi bằng một lượt nước đá trước khi đổ sữa vào đun. Việc này giúp bạn không làm sữa bị đọng ở đáy nồi và cháy khét. Sữa rất dễ bị đọng và cháy khét bởi các protein thường chìm xuống và dính và đáy nồi khi sữa được làm nóng.
- Để sữa không bị trào khi đun sôi, bạn chỉ việc đơn giản là quét một lớp bơ lên viền thành nồi.
- Một khi sữa đã bị cháy khét, bạn không có cách nào để cứu vãn được hương vị của nó.
- Để sữa đã đun nóng không bị một lớp màng trên bề mặt, bạn có thể hoặc là đậy kín sữa sau khi đun, hoặc khuấy nồi sữa để cho bọt nổi lên.
- Sữa sẽ bị vón cục nếu bạn cho chúng vào các đồ ăn có nhiều acid như cà chua, các loại quả họ cam quýt hoặc rượu vang.
Những cách làm sữa chua truyền thống
1. DÙNG SỮA ĐẶC CÓ ĐƯỜNG
Với cách làm sữa chua này, bạn cần chuẩn bị những nguyên liệu:
(Cách dễ nhớ là 1 nóng, 2 lạnh)
- 1 lon sữa đặc
- 1 lon sữa bò nước sôi nóng (lấy lon sữa đặc đong)
- 2 lon sữa tươi (lấy lon sữa đặc để đong)
- 1 - 2 hộp sữa chua cái, sữa chua cái là sữa không hoặc có đường, có màu trắng. Bạn có thể dùng sữa của hãng nào cũng được.
- Hũ thủy tinh hoặc hộp nhựa để đựng sữa chua.
Cách làm:
Bước 1:
Khui hộp sữa đặc, đổ sữa vào một thố to.
Dùng lon sữa bò đã khui, đong một lon đầy nước sôi.
Bước 2:
Đổ từ từ nước sôi vào thố có đựng sữa đặc, dùng thìa gỗ lớn khuấy đều để hỗn hợp sữa đặc tan (A).
Bước 3:
Dùng lại lon sữa bò đã khui, đong 2 lon sữa tươi (sữa bò tươi Long Thành là ngon)
Đổ từ từ sữa tươi vào hỗn hợp (A), khuấy cho tan đều.
Bước 4:
Hủ sữa chua cái phải để hết lạnh và khuấy đều cho mịn sau đó đổ vào hỗn hợp sữa đặc và sữa tươi ở trên, trộn đều. Nếu thích ăn chua nhiều bạn có thể dùng 2 hộp sữa chua cái, còn không bạn dùng 1 hộp sữa chua cái là được.
Bước 5:
Đổ vào cốc thuỷ tinh, hủ nhựa, bịch tuỳ ý thích của mọi người
Bước 6: (Ủ sữa chua) có 2 cách
Cách ủ 1:
Xếp các hủ vào 1 cái nồi nhỏ đậy nắp, rồi đặt vào nồi nước nóng khoảng 50-60oC, sau 3 tiếng thay nước 1 lần nữa để khoảng 6 -8 tiếng là có thể dùng được. Tuỳ theo sở thích ngọt hay chua của mọi người mà ủ 6 hoặc 8 tiếng, Tốt nhất là 6 tiếng mình mở 1 hủ ra ăn thử xem vừa miệng chưa trước khi lấy ra cho vào tủ lạnh (Để trong tủ lạnh ít nhất 5 tiếng ăn mới ngon).
Cách ủ 2:
Xếp các hủ vào 1 cái nồi, thùng xốp hay bất kỳ vật vào kín gió đem ra phơi nắng trong 6h là ok.
Ủ cách 2 rất đơn giản và không tốn bất kỳ chi phí nào, nhưng chỉ làm được vào buổi sáng thôi.
Lưu ý: Khi dùng bạn nên để dành lại 1 lọ sữa chua để làm hủ cái cho lần sau.
2. DÙNG SỮA TƯƠI 100%
-1 lít sữa tươi (sữa vắt từ con bò là ngon nhất hoặc sữa tươi Long Thành)
-1 hộp sữa chua (mua sẵn) để làm men
-Đường (100gr-150gr)
Cách làm:
Bước 1: Cho sữa tươi (đối với sữa bò vắt từ con bò) vào nồi nấu sôi rồi tắt liền (vì nếu nấu sữa tươi mà nấu sôi khoảng 5 phút thì sữa màu trắng đục sẽ thành màu hơi vàng, lúc này sữa sẽ không còn chất dinh dưỡng mà thành chất độc – các bạn nào muốn tham khảo thêm thì vào http://vi.wikipedia.org/wiki/Sữa_tươi ).
Còn nếu dùng sữa tươi đã thanh trùng hoặc tiệt trùng thì nấu khoảng 40-50oC là được
Cho sữa nấu sôi đặt vào thau nước lạnh cho nhanh nguội (làm như vậy sẽ giữ được nhiều chất dinh dưỡng) chờ nguội đến 40-45oC. Sau đó bỏ đường vào khuấy cho tan, rồi bỏ hủ cái vào khuấy đều.
Lưu ý: Hủ sữa chua cái phải để hết lạnh và khuấy đều cho mịn (nếu chưa mịn thì phải ray qua cái ray nhé)
Bước 2: Đổ vào cốc thuỷ tinh, hủ nhựa, bịch tuỳ ý thích của mọi người
Bước 3: Ủ sữa chua
Giống cách ủ phía trên (Bước 6 như cách làm sữa chua từ sữa đặc có đường)
Sữa chua ngon là phải có màu trắng đục, mịn, múc có độ dẻo, úp ngược xuống không bị chảy
Lưu ý: Sữa chua trên thị trường đa số dùng bột béo, chất tạo dẻo, chất bảo quản nên khi di chuyển, va chạm nhiều mà múc vẫn sền sệt.
Còn yaourt mình làm thì khi đã đông lại thành sữa chua mà mình múc thử 1 miếng thì để 1 lát sau phần còn lại sẽ có 1 ít nước chảy ra đó là tự nhiên phải có. Giống như mình làm nước cốt dừa cũng vậy khi đặc mà mình múc 1 miếng thì phần còn lại cũng chảy nước, tương tự vò lá sâm xanh… và còn nhiều thứ khác nữa. Vì vậy các bạn hãy tự làm mà ăn cho chắc nhé
Chúc mọi người thành công với món yaourt của mình.
(Trích fanpage của Yoyo Yaourt)
Với cách làm sữa chua này, bạn cần chuẩn bị những nguyên liệu:
(Cách dễ nhớ là 1 nóng, 2 lạnh)
- 1 lon sữa đặc
- 1 lon sữa bò nước sôi nóng (lấy lon sữa đặc đong)
- 2 lon sữa tươi (lấy lon sữa đặc để đong)
- 1 - 2 hộp sữa chua cái, sữa chua cái là sữa không hoặc có đường, có màu trắng. Bạn có thể dùng sữa của hãng nào cũng được.
- Hũ thủy tinh hoặc hộp nhựa để đựng sữa chua.
Cách làm:
Bước 1:
Khui hộp sữa đặc, đổ sữa vào một thố to.
Dùng lon sữa bò đã khui, đong một lon đầy nước sôi.
Bước 2:
Đổ từ từ nước sôi vào thố có đựng sữa đặc, dùng thìa gỗ lớn khuấy đều để hỗn hợp sữa đặc tan (A).
Bước 3:
Dùng lại lon sữa bò đã khui, đong 2 lon sữa tươi (sữa bò tươi Long Thành là ngon)
Đổ từ từ sữa tươi vào hỗn hợp (A), khuấy cho tan đều.
Bước 4:
Hủ sữa chua cái phải để hết lạnh và khuấy đều cho mịn sau đó đổ vào hỗn hợp sữa đặc và sữa tươi ở trên, trộn đều. Nếu thích ăn chua nhiều bạn có thể dùng 2 hộp sữa chua cái, còn không bạn dùng 1 hộp sữa chua cái là được.
Bước 5:
Đổ vào cốc thuỷ tinh, hủ nhựa, bịch tuỳ ý thích của mọi người
Bước 6: (Ủ sữa chua) có 2 cách
Cách ủ 1:
Xếp các hủ vào 1 cái nồi nhỏ đậy nắp, rồi đặt vào nồi nước nóng khoảng 50-60oC, sau 3 tiếng thay nước 1 lần nữa để khoảng 6 -8 tiếng là có thể dùng được. Tuỳ theo sở thích ngọt hay chua của mọi người mà ủ 6 hoặc 8 tiếng, Tốt nhất là 6 tiếng mình mở 1 hủ ra ăn thử xem vừa miệng chưa trước khi lấy ra cho vào tủ lạnh (Để trong tủ lạnh ít nhất 5 tiếng ăn mới ngon).
Cách ủ 2:
Xếp các hủ vào 1 cái nồi, thùng xốp hay bất kỳ vật vào kín gió đem ra phơi nắng trong 6h là ok.
Ủ cách 2 rất đơn giản và không tốn bất kỳ chi phí nào, nhưng chỉ làm được vào buổi sáng thôi.
Lưu ý: Khi dùng bạn nên để dành lại 1 lọ sữa chua để làm hủ cái cho lần sau.
2. DÙNG SỮA TƯƠI 100%
-1 lít sữa tươi (sữa vắt từ con bò là ngon nhất hoặc sữa tươi Long Thành)
-1 hộp sữa chua (mua sẵn) để làm men
-Đường (100gr-150gr)
Cách làm:
Bước 1: Cho sữa tươi (đối với sữa bò vắt từ con bò) vào nồi nấu sôi rồi tắt liền (vì nếu nấu sữa tươi mà nấu sôi khoảng 5 phút thì sữa màu trắng đục sẽ thành màu hơi vàng, lúc này sữa sẽ không còn chất dinh dưỡng mà thành chất độc – các bạn nào muốn tham khảo thêm thì vào http://vi.wikipedia.org/wiki/Sữa_tươi ).
Còn nếu dùng sữa tươi đã thanh trùng hoặc tiệt trùng thì nấu khoảng 40-50oC là được
Cho sữa nấu sôi đặt vào thau nước lạnh cho nhanh nguội (làm như vậy sẽ giữ được nhiều chất dinh dưỡng) chờ nguội đến 40-45oC. Sau đó bỏ đường vào khuấy cho tan, rồi bỏ hủ cái vào khuấy đều.
Lưu ý: Hủ sữa chua cái phải để hết lạnh và khuấy đều cho mịn (nếu chưa mịn thì phải ray qua cái ray nhé)
Bước 2: Đổ vào cốc thuỷ tinh, hủ nhựa, bịch tuỳ ý thích của mọi người
Bước 3: Ủ sữa chua
Giống cách ủ phía trên (Bước 6 như cách làm sữa chua từ sữa đặc có đường)
Sữa chua ngon là phải có màu trắng đục, mịn, múc có độ dẻo, úp ngược xuống không bị chảy
Lưu ý: Sữa chua trên thị trường đa số dùng bột béo, chất tạo dẻo, chất bảo quản nên khi di chuyển, va chạm nhiều mà múc vẫn sền sệt.
Còn yaourt mình làm thì khi đã đông lại thành sữa chua mà mình múc thử 1 miếng thì để 1 lát sau phần còn lại sẽ có 1 ít nước chảy ra đó là tự nhiên phải có. Giống như mình làm nước cốt dừa cũng vậy khi đặc mà mình múc 1 miếng thì phần còn lại cũng chảy nước, tương tự vò lá sâm xanh… và còn nhiều thứ khác nữa. Vì vậy các bạn hãy tự làm mà ăn cho chắc nhé
Chúc mọi người thành công với món yaourt của mình.
(Trích fanpage của Yoyo Yaourt)
Sữa tiệt trùng khác sữa thanh trùng như thế nào?
Nhiều người tiêu dùng chưa hiểu rõ thế nào là sữa tươi thanh trùng, sữa tươi tiệt trùng? Lothamilk – Sữa Long Thành, nhà sản xuất sữa tươi 100% nguyên chất trả lời về vấn đề này.
Sản phẩm sữa tươi trên thế giới hiện nay thường được chế biến dưới dạng thanh trùng và tiệt trùng. Sản phẩm sữa bò tươi nguyên chất 100% là loại sữa thanh trùng, nghĩa là sản phẩm được chế biến ở nhiệt độ 86 độ C trong vòng 15 giây. Với loại sản phẩm này, người tiêu dùng cần lưu ý là phải luôn giữ lạnh từ 3 độ C đến 4 độ C để đảm bảo chất lượng và an toàn cho sản phẩm.
Một số khách hàng đã không lưu ý đến việc phải giữ lạnh cho sữa nên khi mua về đã để ở nhiệt độ cao, làm cho sản phẩm chóng bị hư. Nếu bảo quản đúng nhiệt độ, sữa bò tươi thanh trùng có thể sử dụng dần trong khoảng 10 ngày.
Dạng chế biến thứ hai là sữa tiệt trùng. So với sản phẩm sữa thanh trùng, loại sữa tiệt trùng có lợi điểm là không cần sử dụng tủ lạnh để tồn trữ sản phẩm và thời gian tồn trữ có thể kéo dài từ 6 tháng ở nhiệt độ bình thường. Có được lợi điểm này là do tính năng của quy trình chế biến và đóng gói của công nghệ tiệt trùng. Quá trình này xử lý sản phẩm ở nhiệt độ cao (135-150 độ C) trong khoảng thời gian cực ngắn (30 giây).
Để có được những sản phẩm tốt, dây chuyền sản xuầt ra sữa thanh trùng được Công ty Cổ phần Lothamilk nhập từ công nghệ châu Âu và chạy tự động hóa. Sản phẩm làm ra đạt tiêu chuẩn ISO 22000:2005, 100% sữa tươi nguyên chất, cung cấp được nhiều dưỡng chất cho cơ thể và giúp cho cơ thể tăng trưởng chiều cao, phục hồi sinh lực.
Sản phẩm sữa tươi trên thế giới hiện nay thường được chế biến dưới dạng thanh trùng và tiệt trùng. Sản phẩm sữa bò tươi nguyên chất 100% là loại sữa thanh trùng, nghĩa là sản phẩm được chế biến ở nhiệt độ 86 độ C trong vòng 15 giây. Với loại sản phẩm này, người tiêu dùng cần lưu ý là phải luôn giữ lạnh từ 3 độ C đến 4 độ C để đảm bảo chất lượng và an toàn cho sản phẩm.
Một số khách hàng đã không lưu ý đến việc phải giữ lạnh cho sữa nên khi mua về đã để ở nhiệt độ cao, làm cho sản phẩm chóng bị hư. Nếu bảo quản đúng nhiệt độ, sữa bò tươi thanh trùng có thể sử dụng dần trong khoảng 10 ngày.
Dạng chế biến thứ hai là sữa tiệt trùng. So với sản phẩm sữa thanh trùng, loại sữa tiệt trùng có lợi điểm là không cần sử dụng tủ lạnh để tồn trữ sản phẩm và thời gian tồn trữ có thể kéo dài từ 6 tháng ở nhiệt độ bình thường. Có được lợi điểm này là do tính năng của quy trình chế biến và đóng gói của công nghệ tiệt trùng. Quá trình này xử lý sản phẩm ở nhiệt độ cao (135-150 độ C) trong khoảng thời gian cực ngắn (30 giây).
Để có được những sản phẩm tốt, dây chuyền sản xuầt ra sữa thanh trùng được Công ty Cổ phần Lothamilk nhập từ công nghệ châu Âu và chạy tự động hóa. Sản phẩm làm ra đạt tiêu chuẩn ISO 22000:2005, 100% sữa tươi nguyên chất, cung cấp được nhiều dưỡng chất cho cơ thể và giúp cho cơ thể tăng trưởng chiều cao, phục hồi sinh lực.
LOTHAMILK - Sữa tươi nguyên chất 100%
Sữa LOTHAMILK với nguồn gốc sữa tươi nguyên chất 100% được chế biến trên dây chuyền khép kín, hiện đại của Tetra Pak (Thụy Điển). Với hệ thống dây chuyền này, sữa tươi được xử lý nhiệt (Pasteur hóa) ở 86 độ C trong 15 giây.
Do xử lý ở nhiệt độ trên trong thời gian ngắn nên tiêu diệt được hầu hết hệ vi sinh vật hoại sinh và gây bệnh của sữa nếu có, nhưng không làm thay đổi đến cấu trúc vật lý, cũng như những cân bằng hóa học, những thành phần sinh hóa như enzym và vitamin của sữa.
Tuy nhiên với nhiệt độ Pasteur hóa này, trong sữa vẫn còn tồn tại một số ít vi sinh vật kháng nhiệt, chúng có thể phát triển dễ dàng ở nhiệt độ cao (nếu sữa được bảo quản ở nhiệt độ không đạt yêu cầu 4 độ C). Các vi sinh vật này thường sinh ra enzym phân giải protein phá hủy cazein làm hư sữa. Ngoài ra, trong quá trình bảo quản, những vi khuẩn lactic trong sữa phát triển gây axit hóa sữa (sữa bị chua).
Do vậy sữa phải được làm lạnh nhanh xuống 3 độ C đến 4 độ C sau khi chế biến đóng hộp và luôn luôn bảo quản lạnh dưới 4 độ C trong thời gian sử dụng 7 đến 10 ngày để khống chế sự phát triển của chúng.
Những năm gần đây khi công nghệ thực phẩm và ngành chăn nuôi bò sữa phát triển, người dân thành thị đặc biệt là trẻ em và người lớn tuổi sử dụng sữa tươi như một loại nước giải khát có giá trị dinh dưỡng cao.
Sữa tươi đáp ứng nhu cầu của cơ thể về acid amin không thay thế, acid béo không no, khoáng (đặc biệt là canxi và phốt pho) và vitamin. Sữa không những có chức năng bổ dưỡng mà còn có tác dụng giải độc.
Do xử lý ở nhiệt độ trên trong thời gian ngắn nên tiêu diệt được hầu hết hệ vi sinh vật hoại sinh và gây bệnh của sữa nếu có, nhưng không làm thay đổi đến cấu trúc vật lý, cũng như những cân bằng hóa học, những thành phần sinh hóa như enzym và vitamin của sữa.
Tuy nhiên với nhiệt độ Pasteur hóa này, trong sữa vẫn còn tồn tại một số ít vi sinh vật kháng nhiệt, chúng có thể phát triển dễ dàng ở nhiệt độ cao (nếu sữa được bảo quản ở nhiệt độ không đạt yêu cầu 4 độ C). Các vi sinh vật này thường sinh ra enzym phân giải protein phá hủy cazein làm hư sữa. Ngoài ra, trong quá trình bảo quản, những vi khuẩn lactic trong sữa phát triển gây axit hóa sữa (sữa bị chua).
Do vậy sữa phải được làm lạnh nhanh xuống 3 độ C đến 4 độ C sau khi chế biến đóng hộp và luôn luôn bảo quản lạnh dưới 4 độ C trong thời gian sử dụng 7 đến 10 ngày để khống chế sự phát triển của chúng.
Những năm gần đây khi công nghệ thực phẩm và ngành chăn nuôi bò sữa phát triển, người dân thành thị đặc biệt là trẻ em và người lớn tuổi sử dụng sữa tươi như một loại nước giải khát có giá trị dinh dưỡng cao.
Sữa tươi đáp ứng nhu cầu của cơ thể về acid amin không thay thế, acid béo không no, khoáng (đặc biệt là canxi và phốt pho) và vitamin. Sữa không những có chức năng bổ dưỡng mà còn có tác dụng giải độc.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)